Tìm Hiểu Về Các Chất Liệu Mặt Nạ Giấy

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu mặt nạ giấy nổi tiếng và với mỗi thương hiệu mặt nạ giấy các nhà sản xuất lại sử dụng những loại vải khác nhau, cũng như những công thức huyết thanh khác nhau để tạo ra sản phẩm mang nét độc đáo riêng cho mình. Mặt khác, còn là để phù hợp với từng loại da cũng như đáp ứng được các nhu cầu chăm sóc da khác nhau của khách hàng. Đa số các loại vải mặt nạ phổ biến nhất, ít tốn kém nhất đều được sản xuất hàng loạt và số nhiều là chúng được làm từ những sợi vải thô. Còn các loại vải mặt nạ tiên tiến hơn thì sẽ được làm từ các sợi sản xuất tự nhiên, thông qua quy trình công nghệ sinh học tiên tiến.

Mặt nạ giấy hay còn được gọi là Sheet Mask chúng đơn giản là những tấm vải thiết kế theo hình khuôn mặt, được ngâm tẩm trong các dung dịch chứa nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho làn da như Hyaluronic Acid và các loại thành phần vitamin khác. Dung dịch này thường dưới dạng là huyết thanh cô đặc (Concentrated Serum).

Tuy nhiên, mỗi hãng mỹ phẩm sẽ lựa chọn 1 thành phần dung dịch, 1 thành phần giấy khác nhau, bao gồm: mặt nạ dạng sợi không dệt, mặt nạ sợi Cotton, mặt nạ than hoạt tính hoặc mặt nạ dạng hydro-gel trong suốt,… Về cơ bản, khi bạn đắp mặt nạ lên da mục đích chính để nhằm cung cấp độ ẩm, bổ sung thêm lượng nước cần thiết cho da.

Những chất liệu làm nên mặt nạ giấy sẽ góp phần vào quá trình “niêm phong” các dưỡng chất, ngăn cho chúng bay hơi. Những loại chất liệu làm nên mặt nạ giấy đóng vai trò như những “chiến binh” bảo vệ lượng dưỡng chất, để đảm bảo rằng chúng được vận chuyển một cách đầy đủ để có thể thẩm thấu sâu vào các tầng biểu bì của da, giúp các tế bào da hấp thụ tốt các lượng dưỡng chất cần thiết và đạt được hiệu quả như mong đợi.

Vì vậy, khi nói đến công dụng và tính hiệu quả của mặt nạ giấy để đáp ứng được nhu cầu và tình trạng da của của mỗi người, một phần cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những chất liệu làm nên từng loại mặt nạ. Cùng Emmé điểm danh các chất liệu thường được sử dụng cho mặt nạ giấy và chọn lựa loại nào sẽ phù hợp với làn da của bạn nhất nhé!

Những chất liệu thường dùng cho mặt nạ giấy

Mặt nạ truyền thống dạng sợi không dệt (Traditional Non-Woven Farbic)

Mặt nạ dạng sợi không dệt, chúng thường có giá thành thấp, kết cấu thô tạo cảm giác giống như đắp giấy lên mặt. Khi đắp loại mặt nạ này bạn sẽ rất khó chỉnh sửa hay di chuyển trên khuôn mặt, hầu như không có khả năng bám dính. Vì vậy, bạn cần phải nằm xuống khi sử dụng để chúng không bị rơi. Ngoài ra, khả năng đưa các dưỡng chất, huyết thanh vào da của loại mặt nạ này khá kém và rất dễ bị bay hơi vì chúng không có độ bám dính cao cũng như khả năng thu hút và giữ độ ẩm thấp. Tuy nhiên, ưu điểm duy nhất của loại mặt nạ này là chúng có giá thành rất thấp, ít tốn kém chi phí.

Cotton

Mặt nạ làm từ sợi cotton hay còn gọi là sợi tự nhiên được thu hoạch từ những cây bông, ta thường hay thấy trong sản xuất quần áo, khăn,...Giá thành của những loại mặt nạ này thấp. Chúng cũng khá mềm mại và thoáng khí, bên cạnh đó khả năng đưa các dưỡng chất vào da tốt hơn so với mặt nạ dạng sợi không dệt. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một vài rắc rối trong việc di chuyển hay điều chỉnh mặt nạ làm từ sợi cotton trên khuôn mặt.

Hydro-gel

Đây là dạng mặt nạ polymer có cấu trúc tương thích sinh học 3D phù hợp ôm sát với khuôn mặt, chúng được so sánh giống như một lớp da thứ hai vì độ trong suốt, mềm mịn như miếng thạch jelly. Chúng thường được sử dụng để điều trị các vết thương và giúp nhanh chóng làm lành những tổn thương da, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế. Nhờ có cấu trúc ưa nước khiến dạng mặt nạ này có khả năng trữ một lượng nước lớn trong mạng lưới ba chiều của chúng. Cùng với khả năng bao bọc, ôm sát bề mặt, giữ ẩm, làm mát tốt đã tạo điều kiện tối ưu để tế bào da không chỉ hấp thụ được các dưỡng chất mà còn được kích thích tái tạo, hình thành nên các tế bào mới khoẻ mạnh hơn.

Bio-cellulose

Bio-cellulose là dạng mặt nạ dạng sợi được hình thành từ vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường nhiệt độ thấp. Điều đặc biệt của loại mặt nạ này là quy trình tạo ra sợi sinh học phức tạp. Nhờ quy trình này mà các sợi fiber này không chỉ mềm hơn, dai hơn mà chúng còn có kích thước siêu nhỏ, chỉ khoảng 20 nano mét tương đương với 1/1000 tóc người, vì vậy bề mặt của mặt nạ hoàn toàn mịn màng hơn hẳn so với các loại mặt nạ giấy khác.

Đặc biệt phôi mặt nạ nhà Emmié cũng được làm bằng chất liệu Bio-cellulose lên men từ nước dừa, thân thiện với làn da, môi trường, được chứng minh là có khả năng làm dịu da và hỗ trợ dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn vào da.

Sản phẩm gợi ý: Mặt Nạ Sinh Học Phục Hồi Da Emmié Skin Relief Revitalizing Bio Cellulose B5 Complex Mask

Mặt nạ sinh học được làm từ chất liệu phôi dừa bio-cellulose giúp làm dịu da, tăng thẩm thấu dưỡng chất kết hợp cùng phức hợp làm dịu, phục hồi giúp làm dịu da mụn, phục hồi da nhạy cảm và cải thiện tức thì các tình trạng khô bong tróc, châm chích, mẩn đỏ. 

Hoạt chất chính:

• Dexpanthenol (Vitamin B5): sửa chữa làn da nhạy cảm, dưỡng ẩm sâu và phục hồi đa tầng.

• Actosome Centella: chiết xuất rau má với công nghệ Nano Liposome với hiệu quả chống viêm và kháng khuẩn ưu việt.

 Acetyl tetrapeptide-15: được chứng minh lâm sàng giúp làm giảm đau rát, khó chịu và các tổn thương da khác do yếu tố môi trường hoặc mỹ phẩm.

• NMF complex: phức hợp chứa các ceramides và cholesterol giúp xây dựng lại hàng rào bảo vệ da, giúp tăng đề kháng và bảo vệ da khỏi tình trạng mất nước qua da.

Sản phẩm gợi ý: Mặt Nạ Sinh Học Làm Trắng & Cấp Ẩm Sâu Deep Hydrating & Whitening Bio-Cellulose Mask

Mặt nạ sinh học được làm từ chất liệu phôi dừa bio-cellulose giúp làm dịu da, tăng thẩm thấu dưỡng chất kết hợp cùng Tranexamic Acid, 8 loại HA & Niacinamide hỗ trợ dưỡng da căng mọng & trắng sáng tức thì.

Hoạt chất chính:

  • Tranexamic Acid: Hoạt chất mạnh mẽ giúp cải thiện rõ rệt vấn đề sắc tố và da không đều màu. Nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của Tranexamic Acid sánh ngang với hydroquinone tiêu chuẩn vàng trong việc xử lý các vấn đề về sắc tố da.

  • 8 loại HA: 1 GRAM HA có thể ngậm tới 6 LÍT NƯỚC vì thế HA có khả năng dưỡng ẩm hiệu quả và lâu dài cho làn da từ sâu bên trong. Cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn ngay lập tức làm da trở nên mượt mà, căng tràn sức sống.

  • Niacinamide (Vitamin B3): Thành phần “Vàng” giúp dưỡng trắng nhờ ức chế quá trình vận chuyển Melanin lên bề mặt da. Giúp tăng sinh Ceramide, củng cố hàng rào bảo vệ da, chống lão hoá, kháng viêm, giảm đỏ da và điều tiết sự tiết dầu của da.

Ngoài ra, khả năng bám dính của loại mặt nạ này rất cao, tạo bề mặt khít, ôm sát vào khuôn mặt. Vì vậy, những dưỡng chất trong loại mặt nạ làm từ Bio-cellulose này có khả năng được các tế bào da hấp thụ cao, giúp da giữ và duy trì được độ ẩm cần thiết, hạn chế khả năng bốc hơi. Điểm trừ duy nhất của loại mặt nạ này là giá thành khá cao so với các loại mặt nạ khác.

Lyocell

Lyocell là một dạng thế hệ thuộc về sợi cellulose mới nhất và chúng mang lại hiệu suất cao hơn nhiều so với sợi cellulose truyền thống bao gồm các điểm mạnh như dẻo dai, khả năng hấp thụ tốt, tạo cảm giác thoải mái cho làn da. Nhờ sử dụng quá trình công nghệ kéo sợi trong môi trường dung môi tiên tiến, loại sợi thông minh này còn có khả năng kháng khuẩn cao, giảm thiểu tối đa sự phát triển của vi khuẩn.

Các bề mặt siêu nhỏ của sợi lyocell, do có các sợi nano nên chúng mềm mịn hơn nhiều so với bề mặt của các loại vải sợi khác như cotton từ đó làm giảm sự kích ứng da, phù hợp với những làn da nhạy cảm. Nhờ sự kết hợp giữa bề mặt mịn màng và khả năng thấm hút lưu trữ độ ẩm cao, vì vậy lyocell cực kỳ nhẹ nhàng, dịu nhẹ trên những làn da mỏng manh. Các đặc tính vượt trội của mặt nạ sợi Lyocell gồm:

  • Tính bền vững, dẻo dai: Trong điều kiện môi trường khô ráo chúng đàn hồi, và bền như polyester. Khi ngâm trong nước, sức bền của nó vẫn được duy trì trong khoảng 90%, hơn hẳn so với những loại vải cotton thông thường

  • Hấp thụ nhanh: Mặt nạ làm từ sợi lyocell có khả năng hấp thụ nước nhanh gấp 2 lần so với tấm mặt nạ cotton.

  • Độ mềm mại: Lyocell được so sánh mềm mịn hơn cả lụa. Với chất liệu này lyocell giúp bảo vệ da tránh được tình trạng kích ứng, an toàn và hoàn toàn phù hợp với những làn da nhạy cảm tránh cọ xát không đáng có.

  • Thân thiện với môi trường: Lyocell hoàn toàn có khả năng phân huỷ sinh học tự nhiên, không gây hại đến môi trường.

Với tất cả các đặc tính trên, Lyocell thực sự xuất sắc trong việc bảo vệ, giúp các tế bào da có thể hấp thụ được đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Từ đó, chúng giúp hỗ trợ và thúc đẩy quá trình cải thiện các tình trạng da một cách hiệu quả.